Mạng xã hội & Giao tiếp

Bumble - Khi việc thay đổi quy tắc chơi tạo ra cơ hội cho một thương hiệu tỷ đô

Tại sao sự thành công của Bumble lại đáng chú ý?

Bạn nghĩ một ý tưởng khởi nghiệp phải là một ý tưởng hoàn toàn mới, "độc nhất vô nhị" ư? Bumble sẽ cho bạn thấy rằng đôi khi, thị trường không cần một sản phẩm mới mà chỉ cần một cách tiếp cận mới.

  1. Hành trình thay đổi quy tắc chơi

Xuất phát từ cuộc chia tay với "tình cũ" Tinder

Một câu chuyện start-up thành công bắt nguồn từ bài toán về tình yêu.

Nhiều người nói Bumble chả khác gì Tinder. Về cơ bản, họ không sai. Cách Bumble hoạt động không khác Tinder là bao: quẹt phải nếu bạn thích một đó và quẹt trái nếu người kia không hợp "gu". Điều này không có gì lạ bởi lẽ co-founder của Tinder -- Whitney Wolfe Herd chính là người đã tạo ra Bumble. Cuộc chia tay giữa Whitney và Tinder đã diễn ra không mấy êm đẹp. Cô ra đi sau khi kiện công ty với các cáo buộc quấy rối tình dục và phân biệt đối xử.

Chính trải nghiệm đầy đau thương ấy đã khiến cho cô nhận ra nỗi đau của phụ nữ trong thế giới ứng dụng hẹn hò: thường xuyên ở thế bị động, bị "bao vây" bởi những tin nhắn quấy rối không mong muốn và luôn trong trạng thái thấy thiếu an toàn. Từ suy nghĩ đơn giản của Whitney rằng "Tôi mong muốn có một kịch bản mà ở đó người đàn ông không có số điện thoại của tôi nhưng tôi lại có số của anh ấy", Bumble đã ra đời với mục tiêu: tạo ra được một sân chơi mà phụ nữ cảm thấy được tôn trọng, tự tin và được nắm quyền chủ động.

Bước đi chiến lược tạo nên thành công của Bumble rất táo bạo nhưng thật ra cũng rất đơn giản. Họ không tạo ra một cơ chế hoàn toàn mới mà giữ lại thao tác quẹt trái-phải quen thuộc và điều chỉnh một điểm then chốt: giao quyền chủ động nhắn tin cho phụ nữ.

Khi "luật chơi mới" tạo ra cuộc cách mạng với 100 triệu người dùng

Cách Bumble giải quyết vấn đề chỉ là chỉnh lại "luật chơi" quen thuộc của Tinder. Với Bumble, chỉ phụ nữ mới có thể bắt đầu cuộc trò chuyện trong vòng 24 giờ sau khi match. Một thay đổi nhỏ nhưng đủ để tạo ra khác biệt cốt lõi. Không cần đến công nghệ phức tạp hay giao diện cầu kỳ, Bumble đã hạn chế tình trạng quấy rối và giúp phụ nữ cảm thấy an toàn, chủ động hơn.

Nhưng liệu thay đổi ấy có thực sự tạo ra khác biệt? Bumble không đoán mò mà hành động để kiểm chứng ý tưởng của họ ngay lập tức. Họ đã thiết kế một MVP (sản phẩm phiên bản tối giản) để tập trung tìm câu trả lời cho câu hỏi:

1. Liệu tính năng "women-first" (phụ nữ khởi xướng) có được người dùng (đặc biệt là phụ nữ) đón nhận và sử dụng không?

2. Tính năng ấy có giúp giải quyết vấn đê cốt lõi như cảm giác bất an hay tin nhắn quấy rối không?

3. Phái nam sẽ phản ứng thế nào khi họ không còn trong thế chủ động?

Kết quả thử nghiệm ban đầu cực kỳ khả quan. Phụ nữ hưởng ứng việc được kiểm soát và chủ động và nam giới cũng dần thích nghi với sự thay đổi này.

Luôn lắng nghe người dùng để có những nâng cấp "xịn"

Ngay từ khi mới ra mắt, Bumble vẫn luôn nhận được những phản hồi tích cực từ người dùng. Nhưng, đó là chưa đủ để trở thành đế chế tỷ đô như hiện nay.

Nhận thấy các lo ngại về an toàn liên quan đến hồ sơ giả mạo và lừa đảo từ phía người dùng; Bumble đã ra mắt hàng loạt các tính năng mới bao gồm xác thực ảnh (photo verification), gọi video/thoại trong app, công cụ lọc nội dung nhạy cảm bằng AI (Private Detector), cùng hệ thống báo cáo và xử lý vi phạm.

Không dừng lại ở đó, khi quan sát được hành vi người dùng đang tận dụng nền tảng để kết bạn và tìm đối tác công việc, Bumble đã chính thức mở rộng vũ trụ của mình bằng việc ra mắt các nền tảng chuyên biệt là Bumble BFF và Bumble Bizz, đa dạng hóa mục đích sử dụng trên cùng một triết lý cốt lõi.

Với chiến lược đúng đắn, Bumble nhanh chóng bứt phá: đạt 100 triệu người dùng vào năm 2020 và IPO thành công năm 2021. Thành công của Bumble là minh chứng rõ ràng cho việc một điều chỉnh nhỏ trong quy tắc – nếu đúng chỗ, đúng cách – có thể định hình lại cả một thị trường.

II. "Mổ xẻ" cách Bumble kiểm chứng ý tưởng của mình

"Đừng đoán mò - hãy tìm nỗi đau thật sự của người dùng, ngay cả trong thị trường đông đúc như ứng dụng hẹn hò"

1. Nhận diện "luật chơi lỗi thời"

Ý tưởng không phải lúc nào cũng là sáng tạo ra một thứ hoàn toàn mới. Hãy quan sát kỹ những mô hình, quy trình, hay quy tắc bất thành văn trong thị trường của bạn. Điều gì đang gây bất tiện, bất công hoặc kém hiệu quả, đặc biệt đối với một nhóm người dùng cụ thể?

Bumble đã phát hiện ra điểm bất hợp lý trong cách Tinder hoạt động: nam giới gần như luôn là người mở lời trước, khiến trải nghiệm hẹn hò trở nên mất cân bằng.

2. Sức mạnh của một thay đổi nhỏ

Xây dựng sản phẩm không chỉ là bắt đầu từ con số không hoặc đập đi xây lại từ đầu một sản phẩm cũ. Một thay đổi nhỏ trong những gì sẵn có đôi lúc cũng có thể đem đến một ảnh hưởng lớn.

Bumble chỉ thay đổi việc ai có quyền nhắn tin trước, và điều ấy đã thay đổi hoàn toàn trải nghiệm người dùng cũng như tạo ra một định vị thương hiệu đầy mạnh mẽ.

3. Thử nghiệm sản phẩm - không chỉ là kiểm tra tính năng mà còn là đánh giá hành vi

Khi bạn đang "táy máy" muốn sửa đổi một tính năng nào đó trong sản phẩm của mình, đừng chỉ hỏi "Liệu nó có hoạt động không?" mà hãy đặt câu hỏ "Liệu người dùng có sẵn sàng sử dụng nó không?"

III. Chu kỳ kiểm chứng ý tưởng dành cho bạn

Sau khi đọc case study về Bumble, bạn có nghĩ đến việc biến dự án cá nhân thành startup?

Bạn có muốn xác định tính thực tế dự án của mình không?

Mình muốn xác định ngay

© Copyright 2024, All Rights Reserved by UpYouth Social Company