Dịch vụ lưu trú & Du lịch

Airbnb - Tái định nghĩa chỗ ở du lịch, bắt đầu từ một chiếc đệm

Tại sao bạn nên đọc case study này?

Nếu bạn là một tech builder đang tìm cách kiểm chứng ý tưởng mà không cần phải xây dựng sản phẩm hoàn hảo ngay từ đầu, thì học theo cách founder của Airbnb đã làm, bạn có thể tìm thấy cho mình một ý tưởng "sáng giá".

  1. Hành trình từ vài chiếc đệm hơi đến nền tảng triệu đô

Mọi chuyện bắt đầu từ một hội nghị… và vài chiếc đệm hơi.

Năm 2007, tại San Francisco, khi một hội nghị thiết kế khiến các khách sạn quanh khu vực “cháy phòng”, Brian Chesky và Joe Gebbia – hai thanh niên thất nghiệp, cần tiền thuê nhà – chợt nảy ra một ý tưởng táo bạo: cho người lạ thuê căn phòng trống của mình, ngủ trên đệm hơi.

Họ dựng một trang web đơn giản mang tên AirBed & Breakfast, đăng ảnh căn hộ, giới thiệu dịch vụ và kêu gọi người tham dự hội nghị đăng ký trải nghiệm. Dù đơn sơ, họ nhận về nhiều phản hồi tích cực: giá rẻ, thân thiện, cảm giác “như ở nhà”.

Ý tưởng biến thành hành động

Họ cho thuê thật. Và sau mỗi lượt khách, họ trực tiếp trò chuyện để thu thập phản hồi: cần cải thiện tiện nghi, thêm thông tin, nhưng mọi người thích sự thân thiện và tiết kiệm.

Dù gặp trở ngại – lo ngại về an toàn, sự riêng tư – họ không bỏ cuộc. Họ lắng nghe, điều chỉnh, và tiếp tục thử nghiệm. Kết quả: trước cả khi hoàn thành MVP, Airbnb đã có hơn 500 người dùng.

Mở rộng ra toàn cầu

Từ một ý tưởng thử nghiệm, Airbnb đã chạm tới 190 quốc gia. Qua hành trình liên tục lắng nghe và cải tiến, nền tảng ngày nay cung cấp trải nghiệm đặt phòng an toàn, tiện lợi và mang tính cá nhân hóa cao – một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho khách sạn truyền thống.

II. Nhìn lại về cách kiểm chứng ý tưởng của Airbnb

Thông thường, một sản phẩm phổ biến rộng rãi như Airbnb cũng chỉ bắt đầu từ một ý tưởng. Nhưng, để mỗi sản phẩm như vậy đi từ ý tưởng thành một sản phẩm có người dùng thật, các startups cần đánh giá rất rõ ý tưởng đó có thực sự "đáng" để phát triển hay không.

Muốn biết, hầu hết họ đều bắt đầu từ kiểm chứng "vấn đề" trước: "Vấn đề này có đủ lớn để ta tập trung phát triển ý tưởng--một giải pháp "thật" cho nó không?"

Chu kỳ kiểm chứng

Để kiểm chứng được ý tưởng "cho thuê chỗ qua đêm" của mình, Airbnb đã đi qua hai chu kỳ chính.

Bài học rút ra

Thông qua quy trình kiểm chứng ý tưởng của mình, Airbnb cho thấy nhiều bài học mà mọi founder cần lưu ý:

  • Việc tạo dựng niềm tin qua hình ảnh và phản hồi của người dùng là vô cùng quan trọng.

  • Phản hồi thực tế từ khách hàng giúp cải thiện dịch vụ ngay từ giai đoạn đầu, tránh lãng phí nguồn lực xây dựng sản phẩm chưa phù hợp.

  • “Thành công của Airbnb không chỉ nằm ở ý tưởng mới mẻ mà còn ở cách họ lắng nghe khách hàng và điều chỉnh mô hình theo phản hồi thực tế."

III. Đánh giá và tổng hợp

Nhờ vào hành trình kiểm chứng ý tưởng bài bản, Airbnb đã trở thành hình mẫu cho nhiều startup học hỏi. Cách họ tiếp cận người dùng, thử nghiệm và tinh chỉnh sản phẩm đến nay vẫn là phương pháp được nhiều startup áp dụng.

Về cơ bản, quá trình kiểm chứng ý tưởng luôn diễn ra theo chu kỳ lặp lại:

  1. Nảy ra ý tưởng

  2. Kiểm nghiệm & đo lường phản hồi thực tế

  3. Đánh giá kết quả để tinh chỉnh hoặc thêm ý tưởng mới

  4. Tiếp tục thử lại

Tại sao phải đi qua những chu kỳ này?

  • Vì ý tưởng ban đầu thường mơ hồ, chỉ qua thử nghiệm thực tế mới dần trở nên rõ ràng.

  • Vì thứ bạn nghĩ người dùng cần, đôi khi lại không phải điều họ thực sự quan tâm.

  • Và vì nếu không trò chuyện, lắng nghe, điều chỉnh, bạn có thể dành công xây một thứ không ai muốn dùng.

  • Lưu ý rằng, dù quy trình là giống nhau, nhưng mỗi startup sẽ có cách thức thực hiện kiểm chứng khác nhau. Muốn biết thêm, bạn hãy tìm hiểu thêm các case studies của chúng mình.

Framework áp dụng được ngay dành cho bạn

Nếu bạn đang có một mong muốn "nóng bỏng" phát triển sản phẩm của riêng mình, hãy bắt đầu từ một vấn đề. Có vô số vấn đề bạn có thể nghĩ tới, nhưng hãy nhớ rằng:

  1. Kiểm chứng nhu cầu trước khi xây dựng sản phẩm: “Thay vì đầu tư vào công nghệ, hãy đầu tư vào việc hiểu rõ khách hàng cần gì.”

  2. Phản hồi từ người dùng là vàng: “Dữ liệu hành vi của khách hàng cho thấy họ sẵn sàng trải nghiệm và chi trả cho một giải pháp khác biệt.”

  3. Điều chỉnh linh hoạt dựa trên thông tin thu thập được: “Không có mô hình cố định – hãy thay đổi và thích nghi theo phản hồi thực tế.

Sau khi đọc case study về Airbnb, bạn có nghĩ đến việc kiểm chứng ý tưởng sản phẩm của mình?

Bạn có muốn xác định tính thực tế dự án của mình không?

Mình muốn xác định ngay

© Copyright 2024, All Rights Reserved by UpYouth Social Company